Flag

An official website of the United States government

THÔNG BÁO
CHƯƠNG TRÌNH CỐ VẤN THỂ THAO TOÀN CẦU 2024
18 Phút để đọc
Tháng Mười Một 16, 2023

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam đang tìm kiếm ứng viên cho Chương trình Cố vấn Thể thao Toàn cầu (GSMP). GSMP là chương trình cố vấn chuyên sâu kéo dài 5 tuần tại Mỹ. Chương trình dành cho các lãnh đạo quốc tế mới nổi hoạt động trong các tổ chức tư nhân, chính phủ, phi lợi nhuận được kết nối với lãnh đạo hàng đầu trong các lĩnh vực học thuật, kinh doanh, truyền thông và thể thao tại các tổ chức thể thao hàng đầu của Hoa Kỳ. Chương trình được thực hiện dựa trên mô hình cố, hợp tác công-tư, liên kết giữa các cơ quan liên quan và việc triển khai kế hoạch của chính người tham gia, người tham gia sẽ học được các kỹ năng cần thiết để thăng tiến lên các vị trí ra quyết , góp phần tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em gái và người khuyết tật theo đuổi thể thao như một niềm đam mê, nghề nghiệp, phương tiện giáo dục, hoặc sự nghiệp. Bằng cách thúc đẩy nỗ lực của các tác nhân thay đổi toàn cầu—cả những người tham gia quốc tế và cố vấn Mỹ—GSMP hỗ trợ sự thay đổi xã hội tích cực, xây dựng hòa bình, xã hội kiên cường và phát triển kinh tế trong và ngoài nước.

Người tham gia chương trình GSMP sẽ có cơ hội:

  • Phát triển kỹ năng quản lý, đổi mới xã hội và kỹ năng kinh doanh giúp phụ nữ đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế;
  • Tiếp xúc với môi trường kinh doanh thể thao, truyền thông, khởi nghiệp và phi lợi nhuận của Hoa Kỳ từ cấp cơ sở đến cấp quản lý;
  • Thiết lập mối quan hệ lâu dài với mạng lưới thể thao toàn cầu;
  • Xây dựng kế hoạch hành động mang tính đổi mới để thực hiện sau khi trở về nước và tạo ra thay đổi tích cực dài hạn.

GSMP bao gồm 2 chương trình riêng biệt: Chương trình Thể thao cho Cộng đồng: Lãnh đạo Thể thao Người khuyết tật (Xuân 2024) và chương trình Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – espnW: Nâng cao vị thế của Phụ nữ thông qua Thể thao (Thu 2024)

  • Thời hạn nộp đơn đăng ký cho Chương trình Thể thao cho Cộng đồng: Lãnh đạo Thể thao Người khuyết tật (Xuân 2024): Trước 23h59 ngày 26/11/2023.
  • Thời hạn nộp đơn đăng ký cho Chương trình Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – espnW: Nâng cao vị thế của Phụ nữ thông qua Thể thao (Thu 2024): Trước 23h59 ngày 28/4/2024.

1. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH:

  • THỂ THAO CHO CỘNG ĐỒNG: LÃNH ĐẠO THỂ THAO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Mục tiêu trên hết của chương trình Thể thao cho Cộng đồng (S4C) là đẩy mạnh sự tham gia thể thao của người khuyết tật nhằm mang lại nhiều lợi ích như cải thiện về vận động và thể chất, tính độc lập, cơ hội tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập. Đạo luật Người khuyết tật Hoa Kỳ (ADA) và các luật liên quan của Hoa Kỳ đóng vai trò chính thúc đẩy chương trình .

Người tham gia đến từ các nước trên thế giới sẽ được ghép cặp với các cố vấn người Mỹ dựa trên các lĩnh vực trọng tâm của thể thao dành cho người khuyết tật. Khởi nghiệp và STEM đóng vai trò chính trong việc mở rộng những môn thể thao hòa nhập, các cố vấn sẽ làm việc với người tham gia về sự đổi mới, kế hoạch khởi nghiệp có liên quan đến STEM. Các cố vấn cũng giúp kết nối người tham gia  với những cá nhân và tổ chức liên quan.

  • BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ – espnW: NÂNG CAO VỊ THẾ CỦA PHỤ NỮ THÔNG QUA THỂ THAO

Chương trình ngoại giao thể thao tập trung vào phụ nữ được thiết kế nhằm gia tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia thể thao trên toàn thế giới, giúp mang lại những lợi ích như tăng cường sự tự tin, nâng cao hiệu năng học tập và làm việc, đồng thời tăng cường thể trạng và sức khỏe. Chương trình trao đổi trao quyền cho phụ nữ đặt trọng tâm vào vấn đề bình đẳng giới, vai trò của bình đẳng giới trong thể thao và giải quyết xung đột/ xây dựng hòa bình, nâng cao năng lực thể thao và chính trị/ lập pháp, hoặc các chương trình thể thao và phát triển cộng đồng/ tiếp cận thanh niên.

Với các bài học về Mục IX trong luật pháp Hoa Kỳ– cột mốc quan trọng mang lại sự bình đẳng cho phụ nữ Hoa Kỳ trong giáo dục và thể thao – đóng vai trò xương sống, các mục tiêu của GSMP dựa trên ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy phụ nữ chơi thể thao có khả năng vượt trội không những trên sân chơi thể thao, mà còn trong lớp học và nơi làm việc. Theo các nghiên cứu của Liên Hợp Quốc và Ernst & Young, tham gia thể thao là một công cụ quan trọng giúp nâng cao năng lực kinh tế và xã hội. Thông qua thể thao, phụ nữ có thể phát huy tốt hơn tiềm năng của họ và đóng góp xây dựng một xã hội toàn cầu bền vững hơn.

2. YÊU CẦU VỀ ỨNG VIÊN GSMP

  • Đã và đang hoạt động trong các lĩnh vực thể thao như quản lý thể thao; huấn luyện; làm báo về thể thao, truyền thông và quảng cáo về thể thao; thể thao đổi mới; thể thao người khuyết tật; thể thao từ thiện; và/hoặc y học thể thao;
  • Có khả năng giao tiếp thông thạo bằng tiếng Anh (đối với những người tham gia là người khiếm thính, cần phải thông thạo Ngôn ngữ ký hiệu Mỹ – ASL).
  • Trong độ tuổi từ 25 – 45 tuổi
  • Có mong muốn cải thiện khả năng tiếp cận thể thao cho phụ nữ và trẻ em gái hoặc người khuyết tật ở địa phương; đóng vai trò lãnh đạo hoặc có khả năng trở thành lãnh đạo trong tổ chức mà họ đang làm việc, có quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ đối tác mới; tự tin, trưởng thành, năng nổ và hướng tới thành công;
  • Cam kết chia sẻ kiến thức và đóng góp cho việc thay đổi tích cực cho cộng đồng tại địa phương; sẵn sàng tham gia các hoạt động truyền thông trong và sau chương trình;
  • Đây là chương trình kéo dài 5 tuần, đòi hỏi di chuyển nhiều cả trong nước và quốc tế, ứng viên cần đảm bảo thể chất tốt để tham gia xuyên suốt chương. (Lưu ý: BTC sẽ sắp xếp cơ sở lưu trú với trang thiết bị y tế cần thiết dựa trên việc khai báo của ứng viên. Cường độ làm việc có thể được điều chỉnh đối với người khuyết tật)

3. ĐỊNH HƯỚNG TRƯỚC KHI KHỞI HÀNH VÀ CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TIẾP NỐI CHƯƠNG TRÌNH – Phòng Thông tin Văn hóa (PAS) sẽ tổ chức một buổi định hướng kỹ lưỡng trước khi khởi hành (PDO) với những người tham gia, củng cố mối liên hệ của chương trình với các mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ về thúc đẩy nhân quyền và hòa nhập.

Sau khi họ trở về, Đại sứ quán Hoa Kỳ sẽ mời người tham gia đến Buổi tổng kết sau chuyến tập huấn, và những người tham gia ​​sẽ hợp tác với Đại sứ quán trong hoạt động lên chương trình và giao lưu của Đại sứ quán trong tương lai.

Sau chương trình, những người tham gia sẽ đủ điều kiện đăng ký các khoản tài trợ nhỏ để thực hiện các kế hoạch cá nhân hoặc cộng đồng xoay quanh các lĩnh vực cần đổi mới, phòng ngừa, hoặc tiếp cận với các cơ hội tham gia các chương trình mới trong tổ chức hoặc cộng đồng của người tham gia.

Từ 2-3 đại biểu chương trình mỗi năm sẽ tổ chức các cuộc trao đổi qua lại với người cố vấn của họ từ 6-12 tháng sau chương trình diễn ra tại Mỹ. Những cuộc trao đổi này nhằm cho phép người cố vấn hỗ trợ kế hoạch hành động của đạ biểu trong khi tìm hiểu về bối cảnh địa phương.

4. CÁC TIỆN NGHI VÀ TRỢ LÝ CÁ NHÂN – GSMP chào đón người khuyết tật tham gia. Người tham gia phải có đủ khả năng về thể chất và tinh thần đảm bảo việc tham gia đầy đủ trong suốt thời gian diễn ra chương trình. Người tham gia cần trợ lý cá nhân toàn thời gian cần phải thông báo về ban tổ chức trước ít nhất ba tháng. Các nhân viên của chương trình không thể cung cấp dịch vụ chăm sóc trực tiếp cho người tham gia cần hỗ trợ. Trợ lý cá nhân có thể sử dụng visa J-2 hoặc B-1, tùy thuộc vào hồ sơ và các quy định thị thực phù hợp. Trong một số trường hợp, và nếu người tham gia chấp nhận, họ có thể thuê Trợ lý cá nhân tại Hoa Kỳ.

5. CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ:

  • Nộp hồ sơ trực tuyến tại: https://tinyurl.com/2024GSMP
  • Hạn nộp hồ sơ:
  • Chương trình Thể thao cho Cộng đồng: Lãnh đạo Thể thao Người khuyết tật (Xuân 2024): Trước 23h59 ngày 26/11/2023.
  • Chương trình Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – espnW: Nâng cao vị thế của Phụ nữ thông qua Thể thao (Thu 2024): Trước 23h59 ngày 28/4/2024.

Hồ sơ nộp sau thời hạn này sẽ không được xem xét.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phòng Văn Hóa Thông Tin

Đại Sứ Quán Hoa Kỳ

Chương trình Học bổng “Nữ sinh với công nghệ”

170 Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội

Email: nguyencm1@state.gov