Phòng Chính trị
Phòng Chính trị chịu trách nhiệm thực hiện công tác ngoại giao và xử lý các vấn đề trong mối quan hệ chính trị song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Các viên chức chính trị làm việc với đối tác Việt Nam trong chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các đảng phái chính trị, truyền thông, học viện, và các lĩnh vực khác để tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực mà hai bên cùng có lợi cũng như ủng hộ lợi ích của Hoa Kỳ.
Phòng Kinh tế
Phòng Kinh tế chịu trách nhiệm thực hiện công tác ngoại giao kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, báo cáo về những phát triển kinh tế quan trọng và hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương mại của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Bộ phận này cũng bao gồm Văn phòng Môi trường, Khoa học, Công nghệ và Y tế (ESTH). Phòng Kinh tế phối hợp chặt chẽ với các phòng khác Đại sứ quán – đặc biệt là Sở Thương mại và Dịch vụ Nông nghiệp Nước ngoài – để thúc đẩy lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Phòng Văn Hóa và Thông Tin
Phòng Văn Hóa Thông Tin thúc đẩy chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bằng cách tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Thông qua các chương trình đa dạng – từ các chiến dịch truyền thông xã hội đến các chương trình trao đổi học thuật, có thể kể đến là Phòng Văn Hóa Thông tin cung cấp các thông tin về chính sách, chính phủ, nhân dân và văn hóa Hoa Kỳ, để gắn kết công chúng Việt Nam với những quyền lợi và các mối quan tâm chung của Hoa Kỳ. Phòng Văn Hóa Thông Tin phối hợp chặt chẽ với tất cả các cơ quan thành viên của Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam để thúc đẩy và mở rộng các nỗ lực chính sách.
Phòng Lãnh sự
Phòng Lãnh sự tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho công dân Hoa Kỳ đến Việt Nam ngắn hạn hoặc lâu dài, đồng thời cung cấp các dịch vụ cấp thị thực cho khách đến Hoa Kỳ ngắn hạn. Để biết thông tin về Dịch vụ Công dân Hoa Kỳ, vui lòng truy cập trang này. Để biết thông tin về thủ tục xin thị thực không định cư Hoa Kỳ, vui lòng xem trang này.
Phòng Hành chính
Dưới sự điều hành của Tham tán Hành chính, các bộ phận của Phòng Hành chính cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các hoạt động của Đại sứ quán.
Phòng Hành chính chịu trách nhiệm về nhân sự, trang thiết bị và hỗ trợ tất cả các phòng ban khác trong sứ quán.
Các hoạt động của Phòng Hành chính bao gồm quản lý nhân sự, bảo trì bảo dưỡng, quản lý tài chính, vận chuyển, thông tin liên lạc cho toàn Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng bấm vào đây.
Phòng Thương Vụ Hoa Kỳ
Thương Vụ Hoa Kỳ tại Hà Nội chào mừng bạn đến với Việt Nam — một đất nước có nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với nhiều tiềm năng thương mại. Đội ngũ chúng tôi ở đây sẽ giúp bạn và doanh nghiệp thực hiện những bước đi đầu tiên trong quá trình mở rộng sang thị trường thú vị này. Bất kể sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì, đội ngũ chuyên gia trong ngành của chúng tôi sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn thương mại, thông tin thị trường, kết nối doanh nghiệp và ngoại giao thương mại mà bạn cần, nhằm kết nối với các cơ hội kinh doanh sinh lợi.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ của chúng tôi, vui lòng nhấp vào đây.
Vì sao chọn việt nam
Mối quan hệ thương mại Việt – Mỹ phát triển sôi động kể từ khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam từ năm 1994 và hai nước nối lại quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chính, giúp Việt Nam Tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Là quốc gia đông dân với hơn 90 triệu người tiêu dùng, với quan điểm tích cực đối với Hoa Kỳ, là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng thiết yếu liên tục trong hai mươi năm tới và là một ngôi sao sáng trong số các nền kinh tế nhộn nhịp của châu Á. Tuy nhiên, các công ty Hoa Kỳ chưa được nhạy bén trong việc tận dụng các cơ hội ngày càng tăng mà Việt Nam mang lại, nhằm mang lại lợi ích của cạnh tranh trong khu vực châu Á.
Liên hệ
Vui lòng liên hệ chúng tôi theo số +84 24 3850 5199, hoặc qua email theo địa chỉ office.hanoi@trade.gov, hoặc truy cập website của chúng tôi để bắt đầu. Chúng tôi mong muốn giúp doanh nghiệp của bạn phát triển.
Tham tán thương mại
Charles Ranado
Tham khảo tài liệu liên quan
Văn phòng Tùy viên Quân sự
Tại Việt Nam, Văn phòng Tùy viên Quân sự của Đại sứ quán Mỹ hỗ trợ trong việc phối hợp thực hiện chính sách quân sự của Hoa Kỳ, đồng thời là đại diện cho Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương và các cơ quan quân sự khác của Mỹ. Để biết thêm thông tin, bấm vào đây.
USAID Việt Nam
USAID hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy một Việt Nam cởi mở, thịnh vượng, an toàn, giải quyết một cách hiệu quả và bao trùm đối với các thách thức phát triển của đất nước. Thông qua hợp tác với các đối tác trong nước, các chương trình của USAID góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế, cải thiện công tác quản trị tại địa phương và nâng cao khả năng đáp ứng của chính phủ đối với các nhu cầu của người dân, thúc đẩy nền giáo dục dựa theo nhu cầu và hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và lao, giải quyết các mối đe dọa đối với an ninh y tế toàn cầu, nâng cao đời sống cho người khuyết tật, hỗ trợ công tác xác định danh tính hài cốt người Việt Nam mất tích trong chiến tranh, giải quyết các thách thức môi trường, bao gồm các vấn đề biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, buôn lậu động vật hoang dã, ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm dioxin, đồng thời thúc đẩy phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Văn phòng USAID Việt Nam
Tầng 15, tòa nhà Tung Shing
2 Ngô Quyền
Hà Nội, Việt Nam
ĐT: +84-24-3935-1260
Fax: +84-24-3935-1265
Email: USAIDVietnam@usaid.gov
PEPFAR
Về PEPFAR Vietnam
Kế hoạch khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR) hỗ trợ chương trình HIV/AIDS của Việt Nam thông qua việc cung cấp dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật, và tăng cường hệ thống y tế. PEPFAR khuyến khích các nguyên tắc về hợp tác chung với mục tiêu quốc gia đảm nhận trách nhiệm với ứng phó HIV/AIDS trong nước và thúc đẩy tính bền vững trong dài hạn. PEPFAR hợp tác chặt chẽ với các đối tác phát triển khác, trong đó có Quỹ Toàn cầu, để thúc đẩy hợp tác cấp cao giữa các đối tác cùng tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink, chương trình PEPFAR tại Việt Nam được thực hiện bởi các cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ: Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Dịch bệnh Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng, và Bộ Ngoại giao.
Lịch sử
Là một nước trọng điểm trong giai đoạn đầu của PEPFAR, Chính phủ Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành nước hỗ trợ tài chính lớn nhất cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam, với ngân sách hàng năm tăng từ 18 triệu đôla năm 2004 lên 98 triệu đôla vào năm 2010. Có thời điểm PEPFAR đã mua phần lớn các loại thuốc và vật phẩm y tế cho HIV, bao gồm thuốc kháng virus (ARV) và methadone; đẩy nhanh các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ tại các cơ sở y tế, trong đó có đầu tư vào nguồn nhân lực; hỗ trợ kỹ thuật về chính sách, kế hoạch, triển khai và đánh giá; và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân cho việc cung cấp các dịch vụ và hàng hóa liên quan đến HIV ngoài các cơ sở của nhà nước.
Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam
Hiện nhiễm HIV quốc gia của Việt Nam là 0,25% trong đại trà dân chúng, với ước tính có 245.337 đang sống chung với HIV*. Mặc dù nhiễm HIV tăng đỉnh điểm vào đầu năm 2000 và đã giảm dần, dịch tại Việt Nam vẫn tập trung trong ba nhóm quần thể đích: nam quan hệ tình dục đống giới với hiện nhiễm 10%, người nghiện chích ma tuý với hiện nhiễm 14%, và nữ mại dâm với hiện nhiễm 4%. Phân bố người sống chung với HIV theo các quần thể đích và độ bao phủ chương trình thay đổi theo khu vực và từng tỉnh, thành phố, qua đó cho thấy cần có các can thiệp được thiết kế riêng cho từng khu vực địa lý.
Chương trình hiện tại
Chương trình hiện tại tập trung vào một kế hoạch tham vọng với 2 mục tiêu: (1) đạt kết quả 90-90-95 tại 11 tỉnh trọng điểm của chương trình PEPFAR trong hai khu vực Kinh tế phía Bắc và khu vực Đô thị thành phố Hồ Chí Minh; và (2) đảm bảo chuyển giao bền vững trách nhiệm về tài chính, hành chính và kỹ thuật đối với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV cho Chính phủ Việt Nam. Ngân sách năm hiện tại của chương trình tại Việt Nam là 38 triệu đôla.
Thông tin liên hệ:
Tung Shing Square, 2 Ngo Quyen, 6/F
Hanoi, Vietnam
Tel: +84-24-3935-2115
Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC)
Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) bắt đầu hợp tác với Chính phủ Việt Nam và các tổ chức địa phương năm 1998 để xây dựng hệ thống y tế công cộng hiệu quả và bền vững. CDC cố vấn về kỹ thuật cho những quyết sách dựa trên những bằng chứng khoa học để củng cố khả năng và nền tảng của hệ thống y tế quốc gia Việt Nam. CDC sát cánh cùng Việt Nam để kiểm soát HIV, bệnh lao và cúm cũng như tăng cường giám sát, tăng cường khả năng hệ thống phòng xét nghiệm và năng lực nhân viên y tế để phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh.
Văn phòng CDC Việt Nam
Tầng 5, tòa nhà Tung Shing Building
2 Ngô Quyền,
Hà Nội, Việt Nam
Tel: +84-24-3935-2929
Fax: +84-24-3935-1918
Văn phòng CDC tại TP.HCM
Lầu 8, Diamond Plaza
34 Lê Duẩn, P. Bến Nghé, Quận 1
TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: +84 28 3520-4509
Ban Giám đốc Văn phòng CDC Việt Nam
Eric Dziuban
Giám đốc CDC tại Việt Nam
Giám đốc chương trình HIV và Lao Toàn cầu (DGHT) tại Việt Nam
Bryan Kim
Phó Giám đốc Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu (DGHP) tại Việt Nam
Matthew Moore
Giám đốc Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu (DGHP) tại Việt Nam
Philip Gould
Giám đốc Chương trình Cúm
Chi K. Nguyen
Giám đốc văn phòng CDC tại thành phố Hồ Chí Minh
Jacquelyn “Sunshine” Lickness
Phó Giám đốc văn phòng CDC tại thành phố Hồ Chí Minh
Phòng An ninh Khu vực
Cục An ninh ngoại giao (DS) là tổ chức duy nhất đóng vai trò thiết yếu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Các nhân viên của Cục bao gồm các đặc vụ, kỹ sư, những người áp tải túi thư ngoại giao, các chuyên viên dịch vụ dân sự, và các nhà thầu làm việc cùng nhau như một đơn vị để đảm bảo rằng Bộ Ngoại giao có thể thực hiện nhiệm vụ thực thi chính sách đối ngoại của mình một cách chắc chắn và an toàn. Để biết thêm thông tin, bấm vào đây.