CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN GIA
Chương trình Chuyên gia Fulbright, một phần của Chương trình Fulbright, được bắt đầu triển khai vào năm 2001 bởi Cục Văn hóa và Giáo dục thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Chương trình này là một sáng kiến dựa trên lĩnh vực, trong đó các đơn vị tiếp nhận tại Việt Nam sẽ lên ý tưởng và thiết kế dự án phù hợp với các chuyên ngành tài trợ của chương trình. Các dự án sẽ được kết nối với học giả hoặc chuyên gia có trình độ cao của Hoa Kỳ, những người sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn của họ để tăng cường hỗ trợ mối liên kết giữa Hoa Kỳ và các đơn vị tiếp nhận tại Việt Nam. Lợi ích của các đơn vị tiếp nhận:
- Có được tầm nhìn toàn cầu từ học giả và chuyên gia giàu linh nghiệm của Hoa Kỳ;
- Triển khai các dự án đòi hỏi phản ứng nhanh hoặc thời gian linh hoạt thông qua các trao đổi ngắn hạn, quanh năm; và
- Xây dựng mối quan hệ bền vững với các cá nhân và tổ chức tại Hoa Kỳ.
ĐIỀU KIỆN CHO ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN
Các đơn vị tiếp nhận sau có thể nộp đơn xin tiếp nhận Chuyên gia Fulbright, nhưng không giới hạn:
- Các tổ chức giáo dục đại học;
- Các cơ quan chính phủ (Bộ hoặc cơ quan trực thuộc Bộ, tòa án, các cơ quan trực thuộc Quốc hội);
- Các cơ quan/ tổ chức làm về văn hóa (học viện âm nhạc, bảo tàng…); và
- Các tổ chức phi chính phủ
CHUYÊN NGÀNH
Các dự án được thiết kế bởi đơn vị tiếp nhận cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
|
|
|
Thông tin chi tiết cho từng chuyên ngành có thể tìm thấy tại đây. (PDF file)
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHUYÊN GIA FULBRIGHT
Chương trình Chuyên gia Fulbright khuyến khích các đơn vị tiếp nhận xây dựng dự án theo nhu cầu của từng đơn vị. Tuy nhiên, các dự án nên tập trung vào giáo dục hoặc đào tạo. Do tính chất ngắn hạn của chương trình, các dự án nên có mục tiêu cụ thể để dễ dàng đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian chuyên gia làm việc tại Việt Nam. Dưới đây là các hoạt động đã từng được các chuyên gia của Fulbright hỗ trợ:
- Tham gia hoặc chủ trì các buổi hội thảo chuyên đề hoặc tập huấn
- Tư vấn trong việc phát triển và nâng cao năng lực cán bộ và giảng viên
- Xây dựng và đánh giá chương trình học thuật hoặc các tài liệu giáo dục
- Giảng dạy bậc đại học và sau đại học
- Tiến hành khảo sát và đánh giá nhu cầu cho các chương trình hoặc đơn vị tiếp nhận
Ghi chú: Các dự án nghiên cứu cá nhân, bao gồm nghiên cứu y học lâm sàng hoặc các dự án liên quan đến tiếp xúc với bệnh nhân, không đủ điều kiện nhận tài trợ theo Chương trình Chuyên gia Fulbright.
THỜI HẠN VÀ CÁC THÔNG TIN KHÁC
- Các chuyên gia đến làm việc tại đơn vị tiếp nhận trong thời gian từ 14 đến 42 ngày, tính cả thời gian di chuyển của chuyên gia và các ngày cuối tuần được xác định bởi đơn vị tiếp nhận tại Việt Nam.
- Dự án chỉ được thực hiện tại Việt Nam và các hoạt động của dự án phải diễn ra ở Việt Nam.
- Mỗi dự án chỉ được mời một Chuyên gia.
XÁC ĐỊNH CHUYÊN GIA PHÙ HỢP
Đơn vị tiếp nhận không bắt buộc phải tìm chuyên gia phù hợp với dự án khi nộp hồ sơ dự án cho chương trình Fulbright. Nếu hồ sơ dự án được duyệt, đối tác triển khai chương trình, World Learning, sẽ xác định các ứng viên trong Danh sách Chuyên gia Fulbright có kinh nghiệm chuyên môn, bằng cấp học thuật và kỹ năng ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của đơn vị tiếp nhận.
Nếu đơn vị tiếp nhận đã xác định được chuyên gia mà họ mong muốn được làm việc cùng cho dự án của mình, xin lưu ý chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Chuyên gia phải được Chương trình Fulbright chấp thuận
- Chuyên gia phải được phê duyệt vào Danh sách Chuyên gia Fulbright
- Chuyên gia phải được sự chấp thuận của Hội đồng Học bổng J. William Fulbright là họ phù hợp với dự án của đơn vị tiếp nhận.
Để biết thêm thông tin về quy trình chọn lựa Chuyên gia và Danh sách Chuyên gia Fulbright, vui lòng truy cập http://fulbrightspecialist.worldlearning.org
TÀI TRỢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH FULBRIGHT VÀ ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chi trả tiền vé máy bay quốc tế khứ hồi, hạng phổ thông, cung cấp bảo hiểm y tế (ngắn hạn), và tiền thù lao hàng ngày cho Chuyên gia Fulbright. Đơn vị tiếp nhận sẽ cung cấp chỗ ở, bữa ăn và phương tiện đi lại trong nước cho Chuyên gia trong thời gian họ ở Việt Nam. Khoản trợ cấp đi lại trong nước sẽ giúp Chuyên gia có thể đi từ nơi ở tới nơi hoạt động của dự án cũng như để chuyên gia đi mua đồ tạp hóa, mua thực phẩm, mua thuốc…Một hỗ trợ rất quan trọng là đơn vị tiếp nhận sẽ tiến hành cách thủ tục và các chi phí liên quan đến việc xin công văn đồng ý cấp thị thực nhập cảnh vào Việt Nam cho chuyên gia.
QUY TRÌNH NỘP HỒ SƠ
Đơn vị tiếp nhận phải nộp hồ sơ trực tuyến tại: https://worldlearning-community.force.com/FSPHost Cổng thông tin trực tuyến nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ trong suốt cả năm.
Sau khi nhận được hồ sơ, Fulbright Việt Nam sẽ xét duyệt. Chỉ những hồ sơ hoàn chỉnh và được nộp trực tuyến mới được xét duyệt. Xin lưu ý rằng, Fulbright Việt Nam nhận được nhiều hồ sơ hơn số lượng dự án mà chúng tôi có thể hỗ trợ vì kinh phí hạn chế. Do đó, không phải tất cả các hồ sơ dự án nộp cho Fulbright Việt Nam sẽ được phê duyệt.
Nếu đề xuất của đơn vị tiếp nhận được Fulbright Việt Nam phê duyệt, thì đề xuất dự án sẽ được chuyển sang cho Cục Văn hóa và Giáo dục của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để phê duyệt.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Cô Vũ Thị Dịu, Điều phối Chương trình
Email: VNFulbright@state.gov
Điện thoại: (84-24) 3850-5000