Thông tin cơ bản: Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương 2019 giới thiệu Đầu tư Tiêu chuẩn cao của Hoa Kỳ

BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ
Văn phòng Người phát ngôn

Ngày 3 tháng 11 năm 2019

Hơn 1.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ từ Hoa Kỳ và trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã có mặt tại Bangkok vào ngày 4 tháng 11 tại Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để thúc đẩy giá trị của đầu tư tiêu chuẩn cao, minh bạch, thượng tôn pháp luật và phát triển kinh tế dựa vào khu vực tư nhân

Gần 200 giám đốc điều hành kinh doanh tại Hoa Kỳ tham dự đại diện cho một số công ty sáng tạo, có ảnh hưởng và đáng tin cậy nhất thế giới, với doanh thu hàng năm trên 2,8 nghìn tỷ đô la. Các công ty này đóng góp vào 1,9 nghìn tỷ đô la thương mại hàng hóa và dịch vụ hai chiều hàng năm giữa Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và giúp Hoa Kỳ trở thành nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào khu vực. Hơn 600 giám đốc điều hành kinh doanh từ các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác đã tham gia Diễn đàn.

Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách Phát triển Kinh tế, Năng lượng và Môi trường Keith Krach, Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (EXIM), Kimberly Reed, Quyền Giám đốc Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ (USTDA) Thomas Hardy, Phó chủ tịch điều hành của Công ty Đầu tư Tư nhân Hải ngoại Hoa Kỳ (OPIC) David Bohigian và Phó Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ Bonnie Glick. Diễn đàn được đồng tổ chức bởi chính phủ Hoa Kỳ và Thái Lan, cùng với Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN và Phòng Thương mại Thái Lan.

Bộ trưởng Ross đã dẫn đầu một phái đoàn kinh doanh bao gồm các công ty Hoa Kỳ đến Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để khám phá các cơ hội giao dịch, đồng thời cũng dừng chân tại Indonesia và Việt Nam. Các công ty trong phái đoàn bao gồm: AES Corporation, Baxter International, Bechtel, Bell Textron, Boeing, Capstone Turbine Company, Cheniere Energy, Citi, Honeywell International, LNG Limited / Magnolia LNG, Lockheed Martin, Qualcomm, Securiport, Sierra Nevada, Tellurian, Tesur và Varian Medical Systems, cũng như Hội đồng các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ.

Thứ trưởng Krach chủ trì thảo luận trong hội thảo về “Thúc đẩy một nền kinh tế kỹ thuật số sống động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, thảo luận về việc sự đổi mới và tinh thần kinh doanh trong nền kinh tế kỹ thuật số sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng trong khu vực như thế nào, cùng với các diễn giả khác đến từ HP, công ty Underwriter Laboratories và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI).

Các quan chức và doanh nhân Hoa Kỳ tại Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã nêu bật một loạt các thỏa thuận thương mại và các sáng kiến mới, bao gồm:

Các giao dịch mới của Hoa Kỳ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương

  • Kể từ tháng 7 năm 2018, Bộ Thương mại đã hỗ trợ hơn 9.000 công ty Hoa Kỳ kinh doanh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và tạo điều kiện cho hơn 7,65 tỷ đô la xuất khẩu của Hoa Kỳ, trong đó 3,1 tỷ đô la là giá trị các gói thầu mua sắm chính phủ mà doanh nghiệp Hoa Kỳ trúng thầu..
  • Bộ Thương mại cũng hỗ trợ hơn 2.500 công ty Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang tìm cách đầu tư vào Hoa Kỳ tạo điều kiện cho 18 tỷ đô la đầu tư vào Hoa Kỳ từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
  • Trung tâm vận động chính sách của Bộ Thương mại, tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu của Hoa Kỳ theo đuổi các dự án khu vực công, hiện có 412 trường hợp hoạt động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trị giá khoảng 631 tỷ đô la, với tiềm năng xuất khẩu khoảng 491 tỷ đô la Mỹ.
  • Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp công suất 2 gigawatt của AES Corporation có trụ sở tại Virginia vào tháng 9 năm 2019, là kết quả của khoản đầu tư 1,5 tỷ đô la. Nhà máy điện dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 2024. Cùng với trạm nhập khẩu khí hóa lỏng LNG Sơn Mỹ trị giá 1,3 tỷ USD, nhà máy này có tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD và sẽ đóng vai trò chính trong việc định hình tương lai năng lượng của Việt Nam bằng cách đa dạng hóa nguồn năng lượng.
  • Indorama Ventures, một nhà sản xuất polyester và polyephthalate có trụ sở ở Thái Lan, tuyên bố họ đang mua tài sản hóa dầu trị giá 2 tỷ USD từ Tập đoàn Huntsman, bao gồm ba địa điểm ở Texas.
  • GE Power có trụ sở tại New York đã công bố một nhà máy điện trị giá 390 triệu đô la gần Dhaka, Bangladesh, Bangladesh, sẽ cung cấp điện cho 700.000 hộ gia đình vào năm 2022. GE Power cũng đã phát triển nhà máy điện khí tự nhiên Meghnaghat 600 megawatt trị giá 350 triệu USD gần Dhaka, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào năm 2021 và nhà máy điện chu trình hỗn hợp trị giá 1,2 tỷ đô la ở Đài Loan sẽ tạo ra 720 triệu đô la xuất khẩu hàng hóa cho Hoa Kỳ.
  • APR Energy có trụ sở tại Florida đã đầu tư vào một nhà máy điện 300 MW tại cảng Dhaka và sẽ hỗ trợ hơn 100 việc làm bền vững cho người Bangladesh.
  • Warburg Pincus đã đầu tư 250 triệu đô la vào Converge ICT tại Philippines để mở rộng dịch vụ băng thông rộng chất lượng ở các khu vực chưa được phủ sóng của đất nước này.
  • Vệ tinh Kacifici của Boeing sẽ ra mắt vào ngày 15 tháng 12 và cung cấp truy cập băng rộng chất lượng cao, chi phí thấp ở các quốc gia Indonesia, Philippines và Quần đảo Thái Bình Dương cho phép các khu vực xa xôi này kết nối và tham gia vào thế giới kỹ thuật số.
  • Excelerater có trụ sở tại Texas đã ủy thác cho một đơn vị lưu trữ tái nạp gas nổi ở trạm nhập khí hóa lỏng Summit LNG để tăng gấp đôi công suất nhập khẩu LNG của Bangladesh, tăng mức đầu tư của Excelerater lên đến 500 triệu đô la Mỹ vào trạm khí hóa lỏng LNG nổi Moheshkhali, cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG đầu tiên của Bangladesh.
  • Coca-Cola đã công bố kế hoạch đầu tư hơn 200 triệu đô la vào Bangladesh vào năm 2024. Công ty hỗ trợ 29.300 việc làm trên cả nước và ước tính rằng một công việc của Coca-Cola hỗ trợ 48 công việc khác ở Bangladesh.

Những nỗ lực mới của Hoa Kỳ và Đối tác để tăng cường Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở.

  • Kể từ những ngày đầu của Chính quyền Trump, các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 2,9 tỷ đô la để hỗ trợ trụ cột kinh tế của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khoản đầu tư này sẽ được Công ty Tài chính Phát triển Hoa Kỳ (DFC) hỗ trợ, được tạo ra bởi Đạo luật Sử dụng Đầu tư tốt hơn cho Phát triển (BUILD) năm 2018. DFC sẽ đi đầu trong cam kết kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương với 60 tỷ đô la tài chính phát triển để thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân lớn hơn vào các thị trường mới nổi.
  • Bộ Ngoại giao và USAID đã đầu tư gần 600 triệu đô la kể từ tháng 7 năm 2018 vào các chương trình năng lượng, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số, thương mại và quản trị. Khoảng một phần ba nguồn vốn của USAID trong các lĩnh vực này dành cho các hoạt động Thương mại và Cạnh tranh ở các quốc gia như Bangladesh, Miến Điện, Lào, Mông Cổ, Philippines và Việt Nam.
  • Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia đã công bố khái niệm Mạng lưới Blue Dot, với mục đích thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp một con dấu phê duyệt được công nhận trên toàn cầu cho các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Hoa Kỳ rất vui mừng được phối hợp với các đối tác, như Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), do có nhiều năm kinh nghiệm và thành tựu trong đầu tư tạo ra ảnh hưởng.
  • Quan hệ Đối tác Cơ sở hạ tầng Ba bên giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã công bố các dự án chung khởi đầu vào năm 2019 với sự hợp tác của chính phủ các nước sở tại, các nhà tài trợ khác, các tổ chức tài chính và khu vực tư nhân, bao gồm một loạt các dự án trị giá tới 400 triệu đô la để hỗ trợ Đối tác Điện khí hóa Papua New Guinea.
  • Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã ký một thỏa thuận với Ngân hàng Phát triển Châu Á với số tiền 200 triệu đô la, dự kiến sẽ huy động tới 7 tỷ đô la đầu tư để giúp cải cách và mở rộng ngành năng lượng châu Á.
  • Hoa Kỳ và Nhật Bản đã ký một tuyên bố hợp tác chiến lược để điều phối thêm 10 tỷ đô la đầu tư của Nhật Bản vào phát triển LNG trong khu vực với sáng kiến US Asia EDGE, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác và phối hợp giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản bằng cách hỗ trợ tài chính cho các dự án trên khắp khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương .
  • Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Hoa Kỳ (EXIM) và Công ty Bảo hiểm xuất khẩu và đầu tư Nhật Bản (NEXI) đã ký Thỏa thuận đồng tài trợ để mở rộng khả năng tái bảo hiểm NEXI, tăng cường đáng kể các cơ hội hợp tác tài trợ và hợp tác giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc phát triển các dự án LNG.
  • Bộ Ngoại giao và USAID đã đầu tư thêm 47,9 triệu đô la trong năm nay vào Mạng lưới Hỗ trợ và Giao dịch Cơ sở hạ tầng (ITAN) để thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cao.
  • Bộ Ngoại giao và USAID đã tài trợ 26,5 triệu đô la trong năm nay cho Đối tác Kết nối Kỹ thuật số và An ninh Mạng để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho các quốc gia đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
  • Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ký Thỏa thuận xây dựng thị trường và tài chính cơ sở hạ tầng với Hàn Quốc và Singapore để thu hút tài chính khu vực tư nhân, phát triển thị trường nợ và thị trường vốn địa phương, tăng cường mức độ tín nhiệm và thu hút các nhà đầu tư tổ chức vào cơ sở hạ tầng ở các thị trường mới nổi ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
  • USTDA cũng đã ký một khoản tài trợ với Tập đoàn Virgo, một công ty dịch vụ và kỹ thuật Ấn Độ, để thí điểm công nghệ xử lý nhiệt nhanh từ công ty Envergent Technologies của Hoa Kỳ nhằm chuyển đổi chất thải nông nghiệp thành dầu thô sinh học ở bang Punjab, giảm ô nhiễm không khí và tạo ra nguồn nhiên liệu mới ở Ấn Độ.
  • OPIC đã đầu tư 350 triệu đô la vào sáu cơ sở sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió mới ở Ấn Độ, dẫn đầu là ReNew Power Limited; và khoản vay 185 triệu đô la cho Công ty Tài chính và Đầu tư Cholamandalam để chính thức hóa các dịch vụ tài chính cho các khu vực nông thôn và các khu vực chưa tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng.
  • USTDA, Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ, Cục Hàng không Liên bang, Cục An ninh Giao thông và các đối tác trong ngành của Hoa Kỳ đang triển khai Chương trình Hợp tác Hàng không Hoa Kỳ-Đông Nam Á (ACP) để thiết kế các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, sự kiện và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu hàng không trong khu vực và giới thiệu chuyên môn kỹ thuật của các công ty Mỹ.

Xem Một Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Mở cửa: Thúc đẩy Tầm nhìn chung của Bộ Ngoại giao https://www.state.gov/a-free-and-open-indo-pacific-advancing-a-shared-vision/& Bức tranh tiến độ của chính phủ Hoa Kỳ của USAID https://www.usaid.gov/indo-pacific-vision/econ để biết thêm chi tiết về các ưu tiên thương mại của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

# # #

Bản dịch được cung cấp có tính tham khảo và chỉ bản gốc chính thức bằng tiếng Anh mới có giá trị chính xác.