VĂN PHÒNG PHÁT NGÔN VIÊN
Dành cho đăng tải ngay
Ngày 3 tháng 11 năm 2019
Sự gắn kết của Hoa Kỳ với mười quốc gia thành viên ASEAN chưa bao giờ khăng khít hơn lúc này. Hoa Kỳ hoan nghênh Quan điểm của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và sự bổ sung chặt chẽ của nó cho Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, cũng như các cách tiếp cận khu vực của các nước đồng minh và đối tác của chúng tôi. Hoa Kỳ đặt mục tiêu giữ vững chủ quyền, tăng cường minh bạch, giám sát nhà nước hiệu quả, lấy ASEAN làm trung tâm, và ủng hộ một trật tự dựa trên những nguyên tắc đã được thống nhất với tất cả nước đồng minh và đối tác của chúng tôi. Trong bốn lĩnh vực ưu tiên được nêu trong Quan điểm của ASEAN về kinh tế, cơ sở hạ tầng, hàng hải và khả năng kết nối, quan hệ với Hoa Kỳ ngày càng chặt chẽ hơn.
Hợp tác kinh tế
- Năm 2018, giá trị thương mại hàng hóa và dịch vụ hai chiều giữa Hoa Kỳ và ASEAN là 334 tỷ đô la Mỹ, với giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ đạt 123 tỷ đô la và vẫn tiếp tục tăng.
- Đầu tư của Hoa Kỳ vào ASEAN đạt 271 tỷ đô la trong năm 2018, nhiều hơn tổng giá trị đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc và Nhật Bản cộng lại.
- Hoa Kỳ và Ban Thư ký ASEAN đã tuyên bố mở các cuộc đàm phán để liên kết cơ chế “Một cửa” ASEAN với hệ thống Môi trường thương mại tự động (ACE) của Hoa Kỳ. Hệ thống này giám sát tất cả các giao dịch thương mại bằng hàng hóa vào Hoa Kỳ. Liên kết này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thương mại hàng hóa hai chiều với trị giá lên đến 272 tỉ đô la Mỹ giữa Hoa Kỳ và ASEAN.
- Đối thoại về chính sách an ninh mạng đầu tiên giữa ASEAN và Hoa Kỳ diễn ra vào ngày 3 tháng 10 tại Tuần lễ Không gian mạng quốc tế ở Singapore đã thúc đẩy các phương pháp tiếp cận chung vể an ninh mạng, thương mại số và 5G.
Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững
- Hoa Kỳ đang hợp tác với các quốc gia khác để thiết lập Mạng lưới Blue Dot, một nền tảng đa ngành cho phép phê duyệt cho các cơ sở hạ tầng chất lượng cao bằng một con dấu đã được công nhận toàn cầu.
- Được công bố vào năm 2018, Quỹ tư vấn giao dịch cơ sở hạ tầng (ITAN) sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước ASEAN để đánh giá các dự án về cơ sở hạ tầng tiềm năng. Các dự án cụ thể sẽ được công bố vào cuối năm 2019. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đầu tư 47,9 triệu đô la vào ITAN trong năm nay.
- Đối tác kết nối số hóa và an ninh mạng (DCCP) đã hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng truyền thông thông qua quan hệ đối tác tư nhân bằng cách thúc đẩy chính sách điều tiết minh bạch cho thị trường cạnh tranh mở. DCCP cũng xây dựng năng lực giải quyết các mối đe dọa an ninh chung, nâng cao năng lực và tổ chức các hoạt động gắn kết thương mại cho các đối tác của mình. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã chi 26,5 triệu đô la tài trợ trong năm nay cho DCCP.
Hợp tác hàng hải
- Lễ khai mạc của cuộc Diễn tập Hàng hải Hoa Kỳ – ASEAN (AUMX), đồng chủ trì với Thái Lan, có sự tham gia của tám tàu hải quân và tàu cảnh sát biển cũng như hơn 1000 thủy thủ đến từ tất cả 11 quốc gia.
- Tháng 12 này, Diễn đàn chỉ huy Sáng kiến Thực thi pháp luật trên biển Đông Nam Á (SEAMLEI) sẽ tập hợp các Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển khu vực tới để bàn luận về việc chống lại các hành vi khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không tuân theo quy định (IUU), chia sẻ thông tin qua các trung tâm đầu mối hàng hải trong khu vực và chống lại các mối đe dọa về an ninh hàng hải.
- Đầu năm nay, Hoa Kỳ đã đồng chủ trì khai mạc hội thảo về mảnh vỡ biển ARF, cũng như một cuộc tập trận về hợp tác thực thi pháp luật trên biển để chống lại việc khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không tuân theo quy định.
- Hoa Kỳ, phối hợp với Tổ chức Hàng hải Quốc tế Liên Hợp Quốc, đang tổ chức một hội thảo về an toàn cảng biển để chống lại các hoạt động khủng bố hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương.
Kết nối
- Tháng 11 năm 2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Mike Pence đã công bố Quan hệ đối tác Đô thị thông minh giữa Hoa Kỳ và ASEAN (USASCP) với mục đích kết nối các khu vực công và tư nhân của Hoa Kỳ với 26 thành phố trong Mạng lưới Đô thị thông minh của ASEAN nhằm giải quyết các thách thức của quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Với khoản đầu tư ban đầu là 10 triệu đô la, USASCP đang phát triển các giải pháp đô thị thông minh khuyến khích năng lực và khả năng thực hiện an ninh mạng trong khu vực.
- Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ, với 2,1 triệu đô la hỗ trợ của USASCP, đang dẫn đầu năm dự án chia sẻ các giải pháp tốt nhất với ASEAN để xây dựng hệ thống giao thông công cộng thông minh. Năm dự án này sẽ được công bố vào cuối năm 2019, trong đó có các dự án sẽ được bắt đầu vào đầu năm 2020.
- Bắt đầu từ đầu năm 2020, chương trình Cam kết thông minh về Nước (WiSE) sẽ kết hợp ba thành phố trong mạng lưới ASCN với các thành phố và các quận của Hoa Kỳ nhằm mục đích tăng cường an ninh nước trong khu vực ASEAN.
- Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố khởi động Dự án Thực thi Chính sách ASEAN (API). Với cam kết ban đầu là 2 triệu đô la, USAID sẽ tăng cường tập trung vào ASEAN bằng cách hỗ trợ các nước thành viên thực hiện các chính sách ASEAN trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. USAID sẽ xác định và theo đuổi các nhu cầu cũng như cơ hội cụ thể giúp hỗ trợ việc thực hiện các chính sách của ASEAN ở vai trò là quốc gia thành viên.
- Hoa Kỳ tuyên bố khởi động Vòng tròn đổi mới sáng tạo giữa Hoa Kỳ và ASEAN, nhóm gồm 24 nhà đổi mới và nhà lãnh đạo tư tưởng – hai đại diện từ mỗi quốc gia ASEAN, Timor-Leste và Hoa Kỳ. Những người này sẽ điều hành một cuộc thi tìm kiếm giải pháp cho những thách thức trong khu vực đến từ: nền kinh tế kỹ thuật số; sự lãnh đạo của các nữ doanh nhân; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; và thúc đẩy môi trường khởi nghiệp.
- Sáng Kiến Thủ Lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) lần thứ 6 năm 2019 tổ chức tại Phuket, Thái Lan đã quy tụ 150 nhà lãnh đạo mới của YSEALI từ khắp khu vực. Người chiến thắng trong cuộc thi trình bày dự án cộng đồng: WeAble, sẽ sử dụng nguồn tài trợ để đào tạo nghề cho 1.000 người khuyết tật ở bốn thành phố ở Indonesia.
- Chương trình Thực tập Hoa Kỳ-ASEAN hiện có 372 thực tập sinh tại 12 công ty Hoa Kỳ tại bảy quốc gia ASEAN và con số này còn tiếp tục tăng.
Kết nối ở khu vực sông Mekong
Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy cơ sở hạ tầng, năng lượng và kinh tế kỹ thuật số thông qua các chương trình được đưa ra theo Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại khu vực có tính chiến lược quan trọng là sông Mekong. Sự tham gia của chúng tôi đã mang đến những cải tiến rõ rệt cho đời sống người dân, và chúng tôi quyết tâm tăng cường cũng như mở rộng phạm vi của những hợp tác này.
Tháng 8 vừa qua, Ngoại trưởng Pompeo đã công bố bổ sung thêm 45 triệu đô la để mở rộng sự tham gia của Hoa Kỳ trong khu vực.
- Quan hệ đối tác quyền lực Mekong Nhật Bản – Hoa Kỳ (JUMPP): 29,5 triệu đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng dựa trên các nguyên tắc đã thống nhất, cũng như đẩy mạnh phát triển năng lượng bền vững ở khu vực sông Mekong.
- 14 triệu đô la để chống lại tội phạm xuyên quốc gia và buôn bán ma túy, buôn người và động vật hoang dã.
- Hợp tác với các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, Australia, Pháp và Nhật Bản để tiến hành đánh giá độ an toàn đối với 55 đập ở Lào.
- Hỗ trợ cho các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng các địa điểm nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng và các dự án khí đốt ở Việt Nam, cũng như sản xuất điện từ năng lượng gió và mặt trời.
- Hợp tác của Hoa Kỳ với Hàn Quốc nhằm áp dụng công nghệ vệ tinh để đánh giá tốt hơn các dự báo về lũ lụt và hạn hán, với sự hỗ trợ của Ủy hội sông Mekong.
- Hỗ trợ cho Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Praya-Mekong (ACMECS) với tư cách là đối tác phát triển, điều chỉnh LMI và các dự án được tài trợ bởi Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với các mục tiêu của ACMECS.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với EAP-Press@state.gov hoặc truy cập trang web https://asean.usmission.gov/.