PHÒNG QUÂN Y HOA KỲ HỢP TÁC VỚI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG NHIỀU NÔI DUNG VỀ Y TẾ
10 TRIỆU ĐÔ-LA HỖ TRỢ VỀ Y TẾ KỂ TỪ NĂM 2013| 1,2 TRIỆU ĐÔ-LA HỖ TRỢ COVID-19 | ĐÀO TẠO NĂNG LỰC ĐIỀU TRỊ, CHĂM SÓC CHẤN THƯƠNG
HỖ TRỢ Y TẾ CHO VIỆT NAM KỂ TỪ NĂM 1994
Năm 1994, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) bắt đầu ủng hộ các chương trình phòng chống HIV/AIDS. Kể từ đó, khoảng một tỉ đô-la hỗ trợ y tế đã được cấp cho Việt Nam thông qua cách tiếp cận toàn chính phủ. Nỗ lực chung của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và USAID đã tạo ra các chương trình phòng chống AIDS, phát hiện và điều trị cúm, giúp Việt Nam tham gia tích cực vào Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu và được ghi nhận là nước đi đầu trong nỗ lực phát hiện và giảm thiểu đại dịch trong khu vực. Hoạt động hợp tác y tế giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam trong đại dịch COVID-19 bao gồm 13 triệu đô-la và 100 máy thở được cung cấp cho Việt Nam, ở chiều ngược lại, Chính phủ Việt Nam đã cung cấp hàng triệu trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Hoa Kỳ.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC Y TẾ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG HOA KỲ
- Các nỗ lực An ninh Y tế và Ngoại giao Y tế như tổ chức 10 chương trình Đối tác Thái Bình Dương, hỗ trợ đề án y tế biển đỏa, y học thảm họa của Việt Nam, hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp quốc của Việt Nam, tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc chấn thương, các hoạt động hợp tác hiện đang được triển khai như y học dưới nước, y học hàng không. Phòng Quân y Hoa Kỳ là đối tác chính của Đại học Y, Cục Quân y và Bộ Y tế Việt Nam.
- Đơn vị Nghiên cứu Y học Hải quân số 2 (NAMRU-2) đã hợp tác với Cục Quân y và Bộ Y tế Việt Nam từ năm 2013 để triển khai hoạt động giám sát bệnh sốt rét và các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Các dự án hợp tác được đề xuất thực hiện trong năm tài khóa 2021 đã tăng lên 10 lần từ khi một nhân sự của NAMRU-2 được cử sang công tác tại Việt Nam.
- Chương trình Phòng chống HIV/AIDS của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DHAPP) được thành lập năm 2005. DHAPP đã cung cấp 20 triệu đô-la để hỗ trợ hoạt động tăng cường hệ thống quân y và các chương trình hỗ hợ thúc đẩy tải lượng và đảm bảo chất lượng khi thu thập mẫu và xét nghiệm HIV.
- Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng – Chương trình Giảm thiểu Đe dọa Sinh học (DTRA-BTRP) là một chương trình hợp tác để giảm thiểu các rủi ro do các tác nhân gây bệnh lọt ra môi trường do cố ý hoặc do sự cố, hoặc những đợt bùng phát bệnh lây nhiễm tự nhiên, bằng cách sử dụng các biện pháp an toàn toàn sinh học, an ninh và giám sát nâng cao. Chương trình này triển khai hệ thống báo cáo và chẩn đoán Một Sức khỏe (One Health) để nâng cao năng lực phát hiện, chẩn đoán và báo cáo các sự kiện y tế công cộng của Việt Nam. Kể từ năm 2015, chương trình DTRA-BTRP đã cung cấp trang thiết bị với trị giá 2,4 triệu đô để hỗ trợ tăng cường năng lực an toàn sinh học, an ninh sinh học và giám sát sinh học cho Việt Nam. Chương trình cũng đã cung cấp hoặc hỗ trợ đào tạo trực tiếp cho hơn 388 nhà hoa học và cán bộ lâm sàng.
HỖ TRỢ COVID-19 CỦA BỘ QUỐC PHÒNG HOA KỲ
- 691.000$ cho 77 tủ đông siêu lạnh
- $123.000 thiết bị xét nghiệm COVID di động tài Hà Nội
- $66.000 để tặng một máy PCR cho Sở Y tế Phú Yên.
- $360.000 máy giải trình tự ADN cho bệnh viện Bạch Mai và Chợ Rẫy
HỖ TRỢ VẮC-XIN COVID-19 CỦA CHÍNH PHỦ HOA KỲ
Chính quyền Tổng thống Biden đã cam kết đóng góp bốn tỉ đô-la cho quỹ COVAX. Ngoài ra, 80 triệu liều vắc-xin COVID đã được cam kết và chuyển giao vào cuối tháng 6/2021, bao gồm ít nhất 17 triệu liều cho châu Á. Trược hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Biden đã cam kết mua 500 triệu liều vắc-xin Pfizer vào cuối năm 2021 để sử dụng ở 92 nước có thu nhập thấp và trung bình.
